Kế hoạch Tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giai đoạn 2019-2021 |
Ngày 26 tháng 3 năm 2019, Đồng chí Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo tỉnh" ban hành kế hoạch số 30/KH-BCĐMTCMCN, nội dung kế hoạch: KẾ HOẠCH Tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giai đoạn 2019-2021 Thực hiện Kế hoạch số 300/KH-TWHCTĐ ngày 17 tháng 01 năm 2008 của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về việc tổ chức cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” tỉnh (Gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giai đoạn 2019 - 2021 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Trợ giúp trực tiếp, kịp thời và thiết thực các đối tượng khó khăn vươn lên trong cuộc sống góp phần cùng tỉnh nhà thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội. 2. Nâng cao năng lực vận động nhân đạo của đội ngũ cán bộ Hội Chữ thập đỏ (CTĐ), qua đó nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội CTĐ mỗi cấp, nhất là cấp cơ sở, góp phần khẳng định và phát huy vai trò nòng cốt của Hội CTĐ trong các hoạt động nhân đạo. 3. Cuộc vận động được triển khai và trợ giúp theo hướng phát triển bền vững do Hội CTĐ thực hiện và vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia. Mỗi địa chỉ nhân đạo được trợ giúp bằng tiền mặt hoặc hàng hóa, nhu yếu phẩm có giá trị từ 300.000đ/tháng trở lên. II. NỘI DUNG 1. Trợ giúp về vật chất hỗ trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương tại địa phương (nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc da cam, người có hoàn cảnh khó khăn, người nhiễm HIV/AIDS...). 2. Hỗ trợ chữa trị, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe thể chất đối với những đối tượng đặc biệt khó khăn, giúp họ vươn lên tự lập trong cuộc sống. 3. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, bếp ăn tình thương; phổ biến kiến thức, hỗ trợ nhân dân trong phòng ngừa, ứng phó thảm họa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm, phòng chống HIV/AIDS. III. CHỈ TIÊU - Hội CTĐ tỉnh vận động bảo trợ ít nhất 01 cơ sở chăm sóc, chữa trị, phục hồi chức năng cho những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, các cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, trẻ mồ côi; các bếp ăn từ thiện hoặc các mô hình hoạt động nhân đạo khác trên địa bàn tỉnh. - Hội CTĐ các cấp hoàn thành việc khảo sát, lập hồ sơ địa chỉ nhân đạo hàng năm trước tháng 03 hàng năm; - Các cấp Hội CTĐ tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo tổ chức được các hình thức vận động nguồn lực thích hợp phục vụ cho các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức; - Mỗi thành viên Ban Chỉ đạo, các sở, ngành, đoàn thể chính trị nhận trách nhiệm trợ giúp ít nhất 03 địa chỉ nhân đạo với những việc làm cụ thể thiết thực. - Phấn đấu trợ giúp được 100% các địa chỉ nhân đạo. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với Hội Chữ thập đỏ tỉnh - Báo cáo xin ý kiến ủng hộ về chủ trương và sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đối với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động và kết quả đạt được trong thời gian qua. - Tiến hành khảo sát, nắm chắc tình hình các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; lập hồ sơ từng đối tượng cần sự trợ giúp và danh sách các đối tượng cần sự trợ giúp trong toàn tỉnh. - Lập kế hoạch trợ giúp các đối tượng theo hướng phát triển bền vững; vận động cán bộ Hội đăng ký giúp đỡ với tinh thần mỗi cơ sở Hội, mỗi hội viên, mỗi tình nguyện viên CTĐ gắn với một địa chỉ nhân đạo. - Xây dựng, tổ chức các chương trình, hoạt động vận động nguồn lực để thực hiện Cuộc vận động. - Vận động, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể chính trị trong việc chỉ đạo theo hệ thống ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện Cuộc vận động. - Xây dựng Hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động. - Đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện Cuộc vận động. - Định kỳ hàng năm tham mưu Ban chỉ đạo họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp và chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động; - Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiên cứu và nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm tốt trong Cuộc vận động; - Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động vào dịp cuối năm và cuối năm 2021 tổng kết giai đoạn. 2. Đối với các các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo - Vận động cán bộ công chức, viên chức tổ chức công đoàn, thành niên, .... ủng hộ tiền, vật chất và đăng ký tham gia ủng hộ, giúp đỡ, đỡ đầu các đối tượng cụ thể. - Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ trong việc thực hiện các chương trình, hoạt động, tuyên truyền kết quả Cuộc vận động. 3. Giao trách nhiệm cho Hội Chữ thập đỏ tỉnh là Phó Ban thường trực của Cuộc vận động, có trách nhiệm tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tổng kết Cuộc vận động. Căn cứ Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động giai đoạn 2019-2021, đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị góp phần giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Tải về Danh sách các địa chỉ khó khăn trong Cuộc vận động "MTC, MCN gắn với một địa chỉ nhân đạo" Quyết định số 1381/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2019 Thành lập BCĐ Cuộc vận động "MTC, MCN gắn một địa chỉ nhân đạo". Kế hoạch số 30/KH-BCĐMTCMCN 26 tháng 3 năm 2019 Tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” giai đoạn 2019-2021. |
Cập nhật ngày Thứ sáu, 03 Tháng 5 2019 09:32 |